Cô giáo Vũ Thị Diệu Hương và các em học sinh lớp 2A4 trường Tiểu học Nguyễn Du thực hiện tiết dạy chuyên đề Bài học STEM: Nơi sống của động vật
Bài học STEM: Nơi sống của động vật trong môn học “Tự nhiên và xã hội” lớp 2 gồm 2 tiết. Tiết 1 đã diễn ra với hoạt động hình thành kiến thức mới, học sinh đã nêu được tên và nơi sống của một số động vật xung quanh; phân loại được động vật theo môi trường sống. Tiết 2 là tiết dạy chuyên đề do cô giáo Vũ Thị Diệu Hương và các em học sinh lớp 2A4 trường Tiểu học Nguyễn Du thực hiện. Tiết dạy gồm 3 hoạt động: đề xuất ý tưởng và cách làm mô hình môi trường sống của động vật; làm mô hình môi trường sống của động vật; trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Qua tiết học các em đã biết vận dụng kỹ năng đo, vẽ đoạn thẳng; vẽ hình trong môn Toán để vẽ phác thảo mô hình. Đồng thời phối hợp được một số kĩ năng: vẽ, xé, nặn và cắt, dán... của môn Mĩ thuật để hoàn thành sản phẩm “Mô hình môi trường sống của động vật” hết sức độc đáo và sáng tạo, có khả năng ứng dụng cao trong cuộc sống như: làm đồ dùng dạy học, trang trí lớp học, góc học tập...
Cô giáo Trần Thị Phương Thảo và các em học sinh lớp 4A4 trường Tiểu học Quán Trữ thực hiện tiết dạy chuyên đề Bài học STEM: Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến
Trường Tiểu học Quán Trữ tham gia chuyên đề môn Công nghệ lớp 4, bài học STEM: Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến (tiết 2), do cô giáo Trần Thị Phương Thảo và các em học sinh lớp 4A4 thực hiện. Trong tiết học, giáo viên đã tổ chức các hoạt động để học sinh được ôn lại kiến thức về một số loài hoa, cây cảnh phổ biến và đề xuất, lựa chọn giải pháp chế tạo sản phẩm, cùng nhau thực hành, thử nghiệm đánh giá sản phẩm. Qua tiết học, các em đã biết tận dụng một số vật liệu bỏ đi có thể sử dụng được để tái chế làm các sản phẩm dùng được.
Hội nghị thảo luận sau chuyên đề
Ngay sau các tiết dạy chuyên đề, lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận; đại diện Ban Giám hiệu, khối trưởng khối 2 và khối 4 các trường Tiểu học đã tiến hành thảo luận, trao đổi, chia sẻ những nội dung liên quan đến hai tiết dạy. Đồng thời đề xuất những giải pháp để tiếp tục tổ chức các bài học STEM đạt hiệu quả hơn, góp phần đẩy mạnh giáo dục STEM trong các trường Tiểu học.